Mẫn Cát P1 05/29/2020

IQ


Thông minh, một thông điệp nhiều nhà sản xuất hướng tới, một cụm từ khen ngợi nhiều người mơ ước được nghe, một định nghĩa mơ hồ trong đời sống và chẳng có thước đo nào rõ ràng cả.


Ngu dốt, là kẻ đối lập hay là kẻ thù của sự thông minh. Thật ra, không phải. 


Chẳng ai thông minh hoàn hảo và cũng chẳng kẻ nào ngu dốt hoàn toàn. Đôi khi ta phải ngỡ ngàng trước cách xử lý tài tình của một tên mà trước đây ta cho là đần độn, nghiễm nhiên, bạn vẫn phải thốt lên “Ôi sao thông minh quá” hay “Hôm nay hắn uống nhầm thuốc nhỉ”.



Vậy trí thông minh là gì? Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác cũng như giải thích khác nhau về vấn đề này, nhưng đều có chung một nhận định: Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực. Theo điều tra tâm lý và quan điểm của các nhà tâm lý học Trung Quốc, trí thông minh chúng ta nói ở đây bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo. Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các năng lực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu. Kết cấu trí thông minh cũng ví như một chiếc xe đạp. Nó được lắp ghép bởi những phụ tùng chủ yếu như khung, bánh xe, trục giữa,… Có thể phụ tùng đều rất tốt, nhưng nếu lắp ghép xộc xệch, xe đi vài hôm sẽ hỏng, thậm chí không đi nổi. Cho nên xe phải đi ít lâu, được điều chỉnh lại, mới có thể bon bon trên đường một cách êm ru. Nếu có phụ tùng nào đó bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ xe. Kết cấu của trí thông minh cũng vậy, chúng ta cần làm cho mọi năng lực của chúng ta đều được phát huy đầy đủ, và nâng cao dần, đồng thời làm cho những năng lực đó (quan sát, trí nhớ, suy nghĩ, tưởng tượng, thực hành, và sáng tạo) phối hợp đồng bộ, hoạt động đều.



Trí thông minh có liên quan đến bệnh tâm thần

Là người thông minh không phải lúc nào cũng tốt.

Các nghiên cứu chỉ ra một sự liên kết giữa trí thông minh và bệnh tâm thần có thể phải quay về lại với lịch sử tiến hóa của chúng ta.

Trí tuệ cao của “người thông minh” ban đầu là một kết quả của những đột biến gene. Tuy nhiên, cái giá của những đột biến gen đó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần (Nithianantharajah et al., 2012).

Bộ não con người có thể là vật phức tạp và cao cấp nhất trong vũ trụ, nhưng một số người phải trả cái giá đắt cho món quà này.

Thông minh nhưng hay lo lắng

Người ta nói rằng ngu dốt là hạnh phúc. Đó là vì người có trí tuệ cao có xu hướng lo lắng nhiều hơn những người có trí tuệ vừa phải.

Quả thật, sự lo lắng có thể đã cùng tiến hóa với trí thông minh – lo lắng có thể đem lại cho con người thời nguyên thủy một lợi ích sinh tồn trong lịch sử cổ đại (Coplan et al., 2012).

Thật đáng tiếc nó lại khiến người thông minh mắc phải những bệnh rối loạn lo lắng ở mức độ cao hơn.

Người thông minh đi ngủ muộn hơn

Bằng chứng được công bố cho thấy những người thông minh hơn có xu hướng đi ngủ muộn hơn và dậy trễ hơn (Kanazawa & Perina, 2009).

Nghiên cứu kiểm tra những thói quen đi ngủ của 20,745 thanh niên Mĩ và phát hiện thấy vào các ngày trong tuần, người "rất đần" đi ngủ trung bình lúc 11:41 và thức dậy lúc 7:20.

Ngược lại, người "rất thông minh" đi ngủ lúc 12:29 và thức dậy lúc 7:52. Vào cuối tuần, những sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn.

Đọc tới đoạn này chắc bạn cũng đang nghĩ xem mình đi ngủ lúc mấy giờ và mình có phải là người thông mình không nhỉ.

Những xã hội thông minh hơn thì hạnh phúc hơn

Người thông minh hơn thì hạnh phúc hơn? Nhìn chung, có lẽ không.

Các nghiên cứu đã tìm kiếm một sự liên quan giữa con người cảm thấy hạnh phúc như thế nào và họ thông minh như thế nào, và hầu như không tìm thấy mối liên quan (e.g. Veenhoven & Choi, 2012).

Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào các quốc gia, về trung bình thì những quốc gia thông minh hơn thì cũng hạnh phúc hơn.

Như vậy, trí thông minh có thể không đem lại lợi ích hạnh phúc cá nhân cho người đó, nhưng nó có thể góp phần vào hạnh phúc của mọi người.



Tìm cái đẹp trong sự héo tàn và xấu xí. Nếu bạn làm một ai đó vỡ ào vì hình ảnh đẹp mê lòng của những cánh hoa héo úa hay nụ cười của một cô gái chẳng được nhan sắc thì thành công hơn nhiều đối với những khoảng khắc từ những sự vật mà bản chất đã đẹp sẵn rồi.

Ngọc Tuyền Nguyễn